top of page
Tìm kiếm

Gợi ý cách bố trí các ngăn tủ bếp hợp lý, khoa học 2022 - KDesign

  • Ảnh của tác giả: Kiến Thiết Việt Kdesign
    Kiến Thiết Việt Kdesign
  • 20 thg 9, 2022
  • 4 phút đọc

Các ngăn tủ bếp nếu được bố trí hợp lý sẽ góp phần giúp việc nội trợ của bạn trở nên đơn giản và nhẹ nhàng hơn. Các món ăn cũng sẽ được chế biến nhanh gọn, tiết kiệm nhiều thời gian và công sức. Hôm nay KDesign xin giới thiệu với bạn cách bố trí các ngăn tủ bếp hợp lý và khoa học nhé!



Nguyên tắc sắp xếp bố trí thiết bị bếp một cách khoa học

Nguyên tắc cơ bản nhất để sắp xếp các ngăn bếp hợp lý là phân chia khu vực lưu trữ và sử dụng. Một chiếc tủ bếp hiện đại và đầy đủ công năng sử dụng sẽ được chia làm 5 khu vực chính: Ngăn chứa thực phẩm, ngăn cất đồ dùng nhà bếp, khu vực bồn rửa, nơi sơ chế thực phẩm và khu vực bếp nấu.



Đối với mỗi khu vực sẽ có những cách bố trí, sắp xếp sao cho phù hợp, đáp ứng được nhu cầu di chuyển và không hạn chế các thao tác của người làm bếp. Bên cạnh đó, yếu tố thẩm mỹ cũng được đề cao khi phân chia khu vực hợp lý. Giờ đây bạn không cần lật tung mọi thứ lên chỉ để tìm kiếm một cái nồi hay một cây kéo. Việc phân chia khu vực thông minh cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian tìm món đồ mà mình cần trong lúc nấu nướng.

Cách bố trí các ngăn tủ bếp khoa học, thuận tiện

Ngăn lưu trữ thực phẩm

Thực phẩm được lưu trữ thông thường sẽ được chia làm 2 loại: thực phẩm khô và thực phẩm bảo quản lạnh. Vì vậy khu vực lưu trữ thực phẩm sẽ bao gồm ngăn chứa thực phẩm khô (mì gói, bánh, kẹo,…) và tủ lạnh (thịt, cá,…).




Đối với chọn lựa tủ lạnh thì sẽ tùy vào sở thích của bạn, bạn có thể tùy ý chọn tủ lạnh 1 hoặc 2 cánh tùy theo khối lượng lưu trữ đồ đông lạnh của gia đình bạn.

Bên cạnh đó, tủ đồ khô ngày nay được thiết kế với nhiều mẫu mã, mang đến sự tinh tế và thông minh cho căn bếp của bạn. Có 2 kiểu thiết kế cửa tủ đồ khô là cửa cánh mở và cánh rút. Cánh mở sẽ làm tăng diện tích lưu trữ đồ hơn với kích thước 4 khay đựng đồ được thiết kế bên trong tủ bếp và thêm 5 ngăn chứa đồ ở mặt sau cánh tủ.




Cánh rút được áp dụng nhiều ở khu vực bàn bếp nhầm để lưu trữ các gia vị thường dùng. Kiểu thiết kế này không cần diện tích lưu trữ quá lớn, nó là sự kết hợp giữa những ray trượt và gắn liền với bề mặt cánh tủ. Chất liệu thiết bị tủ thường được sử dụng inox và số ô kệ sẽ tùy thuộc vào kích thước tủ bếp, cũng như số lượng thực phẩm hoặc gia vị bạn muốn để vào.

Đối với các thực phẩm cần không gian lưu trữ riêng biệt như hành, tỏi thì cần ưu tiên sự thoáng khí giúp việc cất giữ thực phẩm dễ dàng hơn




Ngăn lưu trữ đồ dùng bếp

Sở thích mua sắm đồ dùng bếp của các bà nội trợ luôn trong tình trạng mất kiểm soát. Vậy nên đây là hạng mục gây hoang mang và đau đầu nhất trong việc thiết kế tủ bếp. Có quá nhiều thiết bị bếp cần phải lưu trữ như nồi niêu, xoong chảo, chén, dĩa,…. Làm thế nào để sắp xếp đồ dùng ngăn nắp mà vẫn phải đáp ứng nhu cầu linh hoạt khi lấy ra sử dụng.




Để việc sử dụng trở nên dễ dàng bạn cần phân chia khu vực lưu trữ các thiết bị, đồ dùng bếp hợp lý.

Đối với các món đồ như nồi, chảo cần được thiết kế các hộc tủ lớn chia ngăn hoặc không, tùy vào nhu cầu của gia chủ, và lắp đặt nó ngay dưới khu vực bếp để thuận tiện sử dụng trong lúc làm bếp.

Mặc khác, các đồ dùng như chén, dĩa,… cần được lắp đặt ngay trên bồn rửa để thuận tiện cho việc úp chén dĩa sau khi rửa. Tủ bếp úp chén dĩa ướt sẽ được trang bị khay chứa nước và đảm bảo thoáng khí cho chén, dĩa khi vẫn còn ẩm.


Phía dưới bồn rửa có thể thiết kế nơi để thùng rác và các dung dịch vệ sinh nhà bếp.


Khu vực chế biến, sơ chế thực phẩm

Nói đơn giản thì đây là một không gian trống, gọn gàng để thuận tiện cho việc chế biến, sơ chế thực phẩm trước khi nấu. Bạn có thể đặt tủ đựng gia vị ở đây hoặc lưu trữ các thiết bị điện nhà bếp như máy xay, máy ép,… Điều này giúp căn bếp không chỉ trở nên gọn gàng và tiện dùng các thiết bị hỗ trợ sơ chế.

Ngăn chứa khu vực nấu nướng

Đây là khu vực chính của bếp, nên cần đáp ứng sự vệ sinh và gọn gàng tuyệt đối. Ở tủ bếp dưới bạn có thể thiết kế ngăn chứa các thiết bị điện hoặc lưu trữ nồi niêu.

Một gợi ý nhỏ khác là hãy trang bị cửa sổ lớn tại khu vực này để tạo độ thông thoáng cho nhà bếp. Nếu không có cửa sổ, bạn có thể cho lắp đặt máy hút mùi để hạn chế việc bị ám mùi đồ ăn quá nhiều tại không gian bếp. Dễ gây khó chịu, bức bối và nóng nực cho người sử dụng.

Bạn đã chọn được phong cách thiết kế nhà bếp cho căn hộ của mình chưa, hãy liên hệ ngay KDesign qua hotline 0376 177 594 hoặc chat trực tiếp với chuyên viên để được tư vấn thiết kế miễn phí.

Nguồn: https://kdesign.vn/cach-bo-tri-cac-ngan-tu-bep Tham khảo thêm: 30+ Mẫu thiết kế bếp chung cư hiện đại, tiện nghi 50+ mẫu phòng bếp đẹp cho nhà ống hiện đại, tiện nghi Thiết kế phòng ngủ 20m2 có toilet riêng hiện đại và tiện nghi Mẫu thiết kế phòng ngủ 16m2 có toilet tiện nghi 2022 Mẫu thiết kế căn hộ studio 30m2 đẹp, tiện nghi, thoáng mát 100+ Mẫu thiết kế nội thất chung cư đẹp, hiện đại 50+ Mẫu thiết kế nội thất căn hộ 2 phòng ngủ đẹp 2022 100+ Mẫu thiết kế nội thất căn hộ 3 phòng ngủ đẹp, tiện nghi 2022

 
 
 

Comments


© 2021 KDesign

bottom of page